Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Thuốc nào được khuyến cáo sử dụng điều trị Covid-19?
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, hiện nay, các bác sĩ đã có khá nhiều chứng cứ về hiệu quả của một số thuốc có thể giúp giảm nguy cơ tử vong ở những người nhiễm nCoV nặng.

Đa số người bị nhiễm nCoV là ở tình trạng nhẹ. Jọ tự bình phục mà không cần đặc trị.

Tuy nhiên, một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng nặng và biến chứng nguy hiểm nên cần phải nhập viện để điều trị. Mục tiêu chính của điều trị bệnh nhân Covid-19 là giảm nguy cơ tử vong.

Đến nay, y học vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã và đang thử nghiệm một số thuốc được sử dụng cho các bệnh lý khác với hy vọng sẽ giúp cho người mắc Covid-19.

Các thuốc này có thể chia làm 2 nhóm chính: nhóm điều trị (therapeutic) và nhóm có mục đích giảm nhẹ bệnh trạng (disease-modifying treatment). Hơn 20 thuốc như vậy đang được thử nghiệm. Kết quả đã giúp chúng ta có được một số chứng cứ quan trọng để quản lý bệnh nhân Covid-19.

Những chứng cứ đó được các nhóm chuyên gia trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, cấp cứu, ICU, dịch tễ học, y học thực chứng tại Australia đúc kết thành một tài liệu có thể làm phác đồ điều trị cho các bác sĩ (viết tắt là AGCC).

Các thuốc trong nhóm điều trị chủ yếu là Dexamethasone, Remdesivir, Tocilizumab và Sarilumab. Trong các thuốc này, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ mới phê chuẩn Remdesivir.

Dexamethasone

Dexamethasone là một loại thuốc phổ biến trong "gia đình" Corticosteroid. Cơ chế của Dexamethasone là giảm viêm ở phổi, một địa điểm quan trọng virus tấn công. Kết quả thử nghiệm lâm sàng trên hơn 2.000 bệnh nhân cho thấy Dexamethasone giảm nguy cơ tử vong trong bệnh viện đến 36% đối với bệnh nhân thở máy và giảm 18% với bệnh nhân nhận oxygen.

Theo khuyến cáo của AGCC, Dexamethasone hoặc Hydrocortisone, Prednisolone được dùng ở những bệnh nhân nặng cần bổ trợ oxygen hay những trường hợp phải thở máy. Tuy nhiên, chúng ta không nên dùng Dexamethasone thường xuyên cho những bệnh nhân không cần bổ trợ oxygen hay thở máy.

Remdesivir

Remdesivir là loại thuốc tương đối cũ, được sử dụng cho các bệnh nhân nhiễm Ebola. Một khi virus xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân, chúng tự sao chép và nhân lên thành nhiều virus. Chức năng chính của Remdesivir là giảm ức chế khả năng sao chép của virus.

Trong một thử nghiệm lâm sàng, kết quả cho thấy Remdesivir giảm thời gian nằm viện từ 15 ngày xuống còn 11 ngày. Kết quả này quá khiêm tốn, nhưng ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ tử vong rất tích cực. Tỷ lệ tử vong ở nhóm dùng Remdesivir (15 ngày điều trị) là 6,7% so với nhóm không dùng thuốc là 11,4%, tức giảm nguy cơ tử vong 27%.

Ngoài ra, các biến chứng ở nhóm dùng Remdesivir (25%) cũng thấp hơn so với nhóm không dùng thuốc (32%). AGCC khuyến cáo không nên dùng Remdesivir cho bệnh nhân Covid-19 bị viêm phổi và cần thở máy xâm nhập.

Tocilizumab

Tocilizumab là thuốc từng được dùng cho điều vị viêm khớp dạng thấp. Trong thời đại dịch, tocilizumab cũng được tái sử dụng cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Phân tử IL-6 có chức năng gây viêm khi chúng ta bị nhiễm. Cơ chế chính của Tocilizumab là ức chế sự hoạt động của phân tử IL-6 và qua đó thuốc có chức năng kháng viêm.

Kết quả của một nghiên cứu công bố trên tập san New England Journal of Medicine cho thấy so với nhóm chứng, xác suất sống còn ở bệnh nhân được điều trị với Tocilizumab và Sarilumab tăng 61%.

AGCC khuyến cáo xem xét dùng Tocilizumab cho bệnh nhân Covid-19 nếu họ đang hay đã hoàn tất quá trình điều trị bằng Dexamethasone, người chưa được điều trị bằng một IL-6 khác lúc nhập viện, trường hợp cần bổ trợ oxygen và không có bằng chứng bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, Sarilumab chỉ được dùng cho bệnh nhân Covid-19 khi không thể dùng hay không có Tocilizumab.

Baricitinib

Những thuốc này có thể không giảm nguy cơ tử vong nhưng giúp cho bệnh nhân mau bình phục và giảm thời gian nằm viện.

Một số thuốc trong nhóm này đã và đang được nghiên cứu bao gồm thuốc chống sốt rét (Hydroxychloroquine, Chloroquine), thuốc chống virus (Remdesivir, Lopinavir-Ritonavir); thuốc ức chế các triệu chứng liên quan cytokine (Tocilizumab); thuốc bổ trợ (ACE inhibitors và NSAID).

Tuy nhiên, trong các thuốc đã nghiên cứu, Baricitinib là loại duy nhất có triển vọng và được khuyến cáo cho bệnh nhân Covid-19.

Baricitinib cũng là một thuốc trong "gia đình" JAK inhibitor, được sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Cơ chế vận hành của Baricitinib là bất hoạt Janus kinase enzymes, vốn là nguyên nhân của triệu chứng viêm ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Baricitinib có thể giảm đau, giảm xơ cứng và sưng khớp.

Trong một thử nghiệm lâm sàng trên 1.033 bệnh nhân Covid-19, các nhà nghiên cứu phân chia thành hai nhóm: 1/2 được cho dùng Baricitinib và số còn lại là giả dược (nhóm chứng).

Bệnh nhân được điều trị có thời gian bình phục là 7 ngày, so với nhóm chứng là 8 ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân dùng Baricitinib có xác suất bình phục cao hơn nhóm chứng 30%. Một kết quả đáng chú ý khác là ở bệnh nhân được điều trị bằng Baricitinib và Remdesivir có nguy cơ tử vong thấp hơn nhóm chứng khoảng 35%.

Thuốc kháng thể đơn dòng

Kháng thể đơn dòng là những protein nhân tạo (bào chế trong phòng thí nghiệm) bắt chước hệ thống miễn dịch chống lại các mầm gây bệnh như virus. Sotrpvimab là một trong những thuốc kháng thể đơn dòng được FDA phê chuẩn cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Sotrpvimab được bào chế đặc hiệu cho virus SARS-Cov-2 và ngăn chặn không cho chúng xâm nhập vào tế bào con người.

Các thuốc kháng thể đơn dòng được thiết kế để điều trị nguyên nhân của bệnh (tức virus) hơn là triệu chứng. Một số nghiên cứu sơ khởi cho thấy các thuốc này có thể giảm nguy cơ nhập viện. Tuy nhiên, một số thuốc kháng thể hiện nay rất đắt tiền, với giá hàng nghìn USD.

Những thuốc không được khuyến cáo

Trong vòng 18 tháng qua, rất nhiều thuốc được thử nghiệm cho điều trị Covid-19, nhưng kết quả không khả quan. Một trong những thuốc có triển vọng nhất là Hydroxychloroquine vốn được sử dụng cho bệnh nhân sốt rét. Tuy nhiên, qua nhiều thử nghiệm, thuốc này không có hiệu quả. Vì vậy, Hydroxychloroquine không được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân Covid-19.

Ngoài ra, hàng loạt thuốc cũng đã được thử nghiệm nhưng chưa được khuyến cáo cho điều trị bệnh nhân Covid-19, gồm: Azithromycin, Colchicine, Interferon beta-1a, Interferon beta-1a, Loinavir-ritonavir, Angiotensin 2 receptor agonist, Anakinra, Aprepitant, Baloxavir marboxil, Bamlanivimab, Bromhexine hydrochloride, Budesonide, Camostat mesilate, Chloroquine, Dutasteride, Enisamium, Favipiravir, Fluvoxamine, Ivermectin, Lenzilumab, Nitazoxanide, Ruxolitinib, Vitamin C, Vitamin D.

Hơn một năm trước, các bác sĩ không có nhiều lựa chọn. Ngày nay, các bác sĩ đã có khá nhiều chứng cứ về hiệu quả của một số thuốc có thể giúp giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Trong tương lai gần, y học sẽ có thêm thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19. Do đó, những khuyến cáo và phác đồ điều trị AGCC cũng sẽ thay đổi cho phù hợp với chứng cứ mới.

Bài viết do GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu di truyền dịch tễ học và loãng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế, Đại học Công nghệ Sydney, Australia, cung cấp thông tin.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Một cuộc cách mạng y tế sắp nổ ra? (24-07-2021)
    Cảnh báo đáng sợ: Sắp có biến thể Covid-19 mới? (23-07-2021)
    Vaccine giúp ngăn ngừa 91% số ca biến chứng nặng tại Israel (23-07-2021)
    Trung Quốc sắp xét nghiệm mẫu máu ở Vũ Hán trước dịch Covid-19 (23-07-2021)
    Hơn 100 quốc gia đã sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc (22-07-2021)
    Covid-19: 5 sự thật nên biết về 'sát thủ Delta' để chủ động phòng ngừa (22-07-2021)
    WHO cảnh báo khả năng xuất hiện nhiều biến thể COVID-19 nguy hiểm hơn Delta (21-07-2021)
    Cuba hé lộ: Thế lực thù địch muốn ngăn Cuba phát triển vaccine Covid-19 hiệu quả (21-07-2021)
    Việt Nam ghép tế bào gốc điều trị thành công cho bệnh nhân bị nhược cơ (21-07-2021)
    WHO: Sẽ kiểm soát được Covid-19 vào năm tới 'nếu may mắn' (20-07-2021)
    Những loại thuốc bệnh nhân Covid-19 không nên tự ý sử dụng (20-07-2021)
    Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus Monkey B (19-07-2021)
    Việt Nam sẽ có vắc-xin Covid-19 nội vào cuối năm nay (17-07-2021)
    Singapore bắt đầu hỗ trợ vaccine Covid-19 cho các nước khác (17-07-2021)
    Biến thể Delta lây chéo 'trong 15 giây' (17-07-2021)
    Thái Lan cho phép sử dụng các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh tại nhà (16-07-2021)
    WHO tuyên bố COVID-19 bước vào làn sóng thứ 3; Bước tiến tiêm chủng bị đảo ngược (15-07-2021)
    Người đàn ông Ấn Độ bị triệt sản khi đi tiêm vaccine (15-07-2021)
    Giới khoa học thế giới 'đau đầu' vì các biến thể SARS-CoV-2 mới (14-07-2021)
    Bộ Y tế giảm thời gian xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (13-07-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153093446.